KHÁI QUÁT VỀ NHÃN HIỆU THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

1. Hiều biết chung về đăng kí nhãn hiệu hàng hóa

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Tổng quát, nhãn hiệu là dấu hiệu định danh người sản xuất hàng hóa hay cung cấp dịch vụ, mà khi nhìn vào dấu hiệu đó người tiêu dùng nhận biết, phân biệt hàng hóa, dịch vụ mà mình sử dụng đến từ đâu, từ ai.

Nhãn hiệu thường được sử dụng các dấu hiệu có trong tên thương mại của chủ thể kinh doanh. Ví dụ: Nước giải khát Xá xị Chương Dương là sản phẩm của Công ty Cổ phần nước giải khát Chương Dương. Trong đó, dấu hiệu “Chương Dương” được gắn lên chai nước giải khát là nhãn hiệu, còn dấu hiệu “Chương Dương” ở trên tên Công ty là một phần của tên thương mại “Công ty Cổ phần nước giải khát Chương Dương”.

Do đó, chúng ta dễ nhầm lẫn nhãn hiệu với tên thương mại. Để có thể phân biệt nhãn hiệu và tên thương mại của doanh nghiệp thì cần hiểu tên thương mại là gì?

Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

Ví dụ 1: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Tên tiếng Anh: Vietnam Dairy Products Joint Stock Company – Tên viết tắt: Vinamilk) là tên thương mại của chủ thể kinh doanh này. Vinamilk có các nhãn hiệu trên các dòng sản phẩm như: Sữa đặc có đường Ông Thọ, Sữa đậu nành GoldSoy, Phômai Vinamilk, Sữa tươi tuyệt trùng Vinamilk… Trong đó, sản phẩm Phômai và Sữa tươi tuyệt trùng của Công ty này có phần nhãn hiệu mang dấu hiệu Vinamilk tương tự tên viết tắt của Công ty này.

Một chủ thể kinh doanh có thể có nhiều nhãn hiệu gắn lên nhiều loại hàng hóa, dịch vụ mà mình sản xuất hay cung ứng ra thị trường. Các nhãn hiệu đảm bảo khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ thể kinh doanh đó với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể kinh doanh khác. Còn về tên thương mại, mỗi chủ thể kinh doanh chỉ có duy nhất một tên thương mại dùng trong hoạt động kinh doanh.

Ví dụ 2: Chúng ta đều biết tới sản phầm xe máy, xe hơi của Honda. Trong đó, Honda Motor Co., Ltd. (Công ty TNHH Honda Motor) là tên thương mại là của Công ty này. Trong đó, các sản phẩm xe máy, xe hơi: Air Blade, Vision, Lead, Civic, Accord do Công ty này sản xuất được gắn các nhãn hiệu Honda Air Blade, Honda Vision, Honda Lead, Honda Civic, Honda Accord với sự thể hiện kết hợp giữa các kí tự, màu sắc, đường nét đảm bảo khả năng phân biệt.

2. Các loại nhãn hiệu được bảo hộ

2.1 Nhãn hiệu hàng hóa: Nhãn hiệu hàng hóa là dấu hiệu có khả năng phân biệt được dùng để phân biệt hàng hóa của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Nhãn hiệu hàng hóa thường được gắn lên hàng hóa hữu hình như cà phê, trà, bánh kẹo….

nh-1 nh-2 nh-3

2.2. Đăng kí Nhãn hiệu dịch vụ: tương tự như nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ phân biệt dịch vụ của doanh nghiệp này với dịch vụ của doanh nghiệp khác. Dịch vụ có thể được hiểu là dịch vụ bất kỳ, có thể liệt kê một số dịch vụ như tài chính, ngân hàng, du lịch, quảng cáo hoặc ăn uống. Nhãn hiệu dịch vụ có thể được đăng ký, gia hạn, huỷ bỏ hiệu lực, chuyển nhượng quyền sở hữu và chuyển giao quyền sử dụng với các điều kiện giống như nhãn hiệu hàng hóa.

nh-6 nh-4 nh-5

2.3. Nhãn hiệu liên kết: là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.

Như ví dụ về các nhãn hiệu của Công ty TNHH Honda Motor: Honda Air Blade, Honda Lead, Honda Civic, Honda Vision đều có cùng dấu hiệu “Honda” cho các dòng sản phẩm xe máy, xe hơi của Công ty. Honda chính là dấu hiệu trùng trong các nhãn hiệu trên nhưng vẫn được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu vì chủ thể đăng kí chính là Công ty Honda và dấu hiệu này dùng cho các dòng sản phẩm tương tự nhau.

tin tức : Điều kiện bảo hộ và khả năng phân biệt của nhãn hiệu

2.4. Nhãn hiệu tập thể: Nhãn hiệu tập thể được một tập thể, tổ chức cùng sở hữu và sử dụng nhãn hiệu đó và chỉ những thành viên của tập thể, tổ chức đó mới được sử dụng. Tổ chức tập thể sở hữu nhãn hiệu độc quyền trao cho các thành viên của mình quyền sử dụng nhãn hiệu với điều kiện họ phải tuân thủ các điều kiện, tiêu chuẩn được quy định trong quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể (ví dụ, tiêu chuẩn chất lượng, nguồn gốc địa lý).

Nhãn hiệu tập thể có thể là một phương thức có hiệu quả để cùng tiếp thị các sản phẩm của một nhóm các doanh nghiệp mà nếu thực hiện riêng lẻ sẽ gặp khó khăn hơn để các nhãn hiệu riêng lẻ của họ được người tiêu dùng thừa nhận và được những người bán lẻ phân phối.

nh-7

Đây là nhãn hiệu tập thể của Làng nghề mật mía làng Găng, xã Nghĩa Hưng, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An

2.5. Nhãn hiệu hàng hóa chứng nhận: Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

Nhãn hiệu chứng nhận không hạn chế chủ thể được sử dụng, nhưng chủ thể muốn sử dụng một nhãn hiệu chứng nhận đã được đăng kí thì phải đáp ứng các tiêu chuẩn mà chủ thể sở hữu nhãn hiệu chứng nhận quy định.

nh-8

Nhãn hiệu chứng nhận của Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao nh-9

Nhãn hiệu chứng nhận do UBND tỉnh Lâm Đồng làm chủ sở hữu

2.6. Nhãn hiệu nổi tiếng: Là nhãn hiệu được cơ quan có thẩm quyền của một nước nhất định công nhận là nổi tiếng. Ở Việt Nam, nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Nhìn chung, nhãn hiệu nổi tiếng được hưởng sự bảo hộ mạnh hơn. Bởi nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ ngay cả khi không đăng ký (hoặc không được sử dụng) trong một vùng lãnh thổ nhất định. Mục đích chính của việc bảo hộ mạnh hơn là nhằm ngăn không cho các công ty lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng và có thể gây ra thiệt hại cho uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng đó.

nh-10

Nhãn hiệu trên là nhãn hiệu nổi tiếng của Interbrand Group (Anh Quốc) được Cục trưởng Cục SHTT ra công văn số 5467/SHTT-TTKN xác định rằng nhãn hiệu “INTERBAND” được coi là nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam từ năm 2006. Qua đó, Interbrand Group (Anh Quốc) đã thắng kiện trong các vụ việc yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng với Cty CP thương hiệu Quốc tế (Interbrand JSC), Cty TNHH truyền thông thương hiệu quốc tế (Inter Brand Media Co., Ltd.).

wb:  http://hcmlawfirm.vn/