Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ NHÃN HIỆU VÀ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ

I. Khái quát về nhãn hiệu

 1. Khái niệm về nhãn hiệu

Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền Sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPs) (thông qua ngày 15 tháng 4 năm 1994) quy định tại khoản 1, Điều 15 khái niệm về nhãn hiệu như sau: “Bất kỳ một dấu hiệu hoặc một tổ hợp nào có khả năng phân biệt đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp khác đều có thể làm nhãn hiệu. Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, chữ cái, chữ số, các yếu tố hình họa và tổ hợp các màu sắc bất kỳ của các dấu hiệu đó, phải có khả năng được đăng ký nhãn hiệu hcm. Trong trường hợp bản thân các dấu hiệu không có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ tương ứng, các quốc gia thành viên có thể quy định khả năng được đăng ký dựa trên sự phân biệt đạt được thông qua việc sử dụng. Các thành viên có thể quy định rằng điều kiện để được đăng ký dấu hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được.”

Còn theo pháp luật Việt Nam, khoản 16, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.” Đây là định nghĩa chung về cho nhãn hiệu được bảo hộ theo pháp luật Việt Nam. Có thể phân loại  nhãn hiệu được bảo hộ theo pháp luật Việt Nam thành: nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hcm, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận. Trong đó, một cá nhân, tổ chức có thể đăng ký một nhãn hiệu cho cả hàng hóa do mình sản xuất và dịch vụ do mình cung cấp.

 

 2.Điều kiện bảo hộ, căn cứ xác lập quyền đối với nhãn hiệu

Theo quy định tại Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ thì nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng hai điều kiện sau:

“1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

  1. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu đăng ký nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.”

Như vậy, pháp luật Việt Nam vẫn chưa bảo hộ một số dạng nhãn hiệu đã được bảo hộ rộng rãi khác trên thế giới như: nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu mùi hương. Trong tình hình hội nhập quốc tế hiện nay, cùng với việc gia nhập các Điều ước quốc tế về thương mại, pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam sẽ có sự thay đổi lớn về vấn đề bảo hộ nhãn hiệu.

Việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được thực hiện thông qua các hình thức sau: Xác lập trên cơ sở đơn xin cấp văn bằng bảo hộ; Xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng (đối với nhãn hiệu nổi tiếng); Xác lập thông qua các hình thức như hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc thông qua quan hệ thừa kế.

3. Chủ sở hữu và quyền đăng ký nhãn hiệu

3.1 Chủ sở hữu đối với nhãn hiệu

Việc xác định chủ sở hữu đăng ký nhãn hiệu có thể dựa trên đặc điểm và trình tự xác lập quyền đối với nhãn hiệu. Tại Khoản 1 Điều 121 Luật Sở hữu trí tuệ và quy định rõ chủ thể có quyền sở hữu đối với nhãn hiệu:

“Chủ sở hữu nhãn hiệu là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hoặc có nhãn hiệu đã đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc có nhãn hiệu nổi tiếng”

Trường hợp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu được cấp chung cho nhiều tổ chức, cá nhân thì quyền sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu chung của các tổ chức, cá nhân đó. Các chủ sở hữu chung thực hiện quyền sở hữu theo quy định của pháp luật dân sự.

3.2 Quyền đăng ký nhãn hiệu

Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất/dịch vụ do mình cung cấp. Trường hợp tổ chức, cá nhân đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất thì vẫn có quyền đăng ký nhãn hiệu hcm cho sản phẩm đó với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

Đối với nhãn hiệu tập thể, tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể. Trường hợp nhãn hiệu tập thể có nguồn gốc địa lý (như táo Ninh Thuận, tỏi Phan Rang,…), tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó. Cụ thể, đối với trường hợp nhãn hiệu tập thể táo Ninh Thuận thì chỉ có tổ chức (hiệp hội doanh nghiệp, hợp tác xã) thuộc địa bàn tỉnh Ninh Thuận mới có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể này.

Đối với nhãn hiệu chứng nhận, tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu hcm chứng nhận. Tuy nhiên, tổ chức năng phải không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó, tức là, khi trở thành chủ sở hữu đăng ký nhãn hiệu chứng nhận, tổ chức này chỉ có thể cấp quyền cho các cá nhân, tổ chức khác sử dụng nhãn hiệu chứng nhận chứ không thể sử dụng nhãn hiệu chứng nhận đó cho hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất/cung cấp. Đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký nhãn hiệu hcm chứng nhận phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu nhãn hiệu, có quyền cùng sử dụng và cùng định đoạt nhãn hiệu khi đáp ứng những điều kiện sau đây:

“- Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;

– Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.”

Xem P2: Khái quát về đăng ký nhãn hiệu địa lý (P2)

HÃY LIÊN HỆ ĐỂ CHÚNG TÔI ĐƯỢC TƯ VẤN CHO BẠN

CÔNG TY LUẬT HỢP DANH HCM

Địa chỉ:       15 Nguyễn Văn Thủ, P.Đa Kao, Quận 1, TP.HCM

Điện thoại:  0839100102                                 Hotline: 0916771088

Website    http://hcmlawfirm.vn/                       Email: info@hcmlawfirm.vn