Nơi nào chấp thuận việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Bạn đang cần hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu độc quyền hoặc thắc mắc nơi nào chấp thuận việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền thì hãy đọc qua bài viết này .
Tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (National Office of Intellectual Property of Vietnam – viết tắt là NOIP) là cơ quan trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, thực hiện chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thống nhất quản lý nhà nước và bảo đảm các hoạt động chuyên ngành về dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền và sở hữu trí tuệ trên phạm vi toàn quốc.
Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức thực hiện xác lập quyền sở hữu công nghiệp, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp và thực hiện các thủ tục liên quan đến Văn bằng bảo hộ độc quyền theo quy định của pháp luật. Trong đó, việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền được thực hiện và giải quyết bởi Cục Sở hữu trí tuệ.
Cục Sở hữu trí tuệ có trụ sở chính đặt tại số 386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Ngoài ra, Cục Sở hữu trí tuệ còn có văn phòng đại diện tại thành phố Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Người muốn đăng ký nhãn hiệu độc quyền có thể đến một trong ba địa điểm trên để nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam và quốc tế.
Hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu độc quyền chi tiết
Người muốn đăng ký nhãn hiệu độc quyền phải chuẩn bị bộ hồ sơ như sau:
– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu. Tờ khai cần dán mẫu nhãn hiệu và được chủ đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền ký từng trang. Trường hợp chủ đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền là doanh nghiệp, chủ đơn cần ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu doanh nghiệp vào cuối đơn (Không cần đóng dấu giáp lai).
– 05 mẫu nhãn hiệu.
– Lệ phí nộp hồ sơ.
Lưu ý khi điền Tờ khai đăng ký nhãn hiệu độc quyền
– Mẫu nhãn hiệu: Có kích thước không quá 8x8cm, dán hoặc in trực tiếp trong phạm vi ô “Mẫu nhãn hiệu”.
– Mô tả nhãn hiệu: Chủ đơn cần mô tả các đặc điểm của các hình ảnh, các câu, chữ, ký tự có trong nhãn hiệu. Ngoài ra, chủ đơn cũng cần dịch nghĩa các từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt.
– Chủ đơn: Ghi rõ tên cá nhân/doanh nghiệp.
– Địa chỉ chủ đơn: Ghi rõ địa chỉ cư trú hoặc trụ sở. Mọi thư từ, thông báo, văn bản mà Cục Sở hữu trí tuệ liên lạc với chủ đơn đều thông qua địa chỉ này. Do đó, chủ đơn cần thông báo địa chỉ chính xác để tránh trường hợp không nhận được thư của Cục SHTT, không phúc đáp các văn bản đúng thời hạn dẫn đến việc nhãn hiệu không được xem xét, bảo hộ.
– Đại diện của chủ đơn: Nếu chủ đơn là doanh nghiệp, đánh dấu x vào ô là người đại diện pháp luật của chủ đơn và điền đầy đủ thông tin. Nếu chủ đơn là cá nhân, có thể bỏ qua không cần điền ô này.
– Danh mục hàng hóa/dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền : Đây được xem là một trong các bước khó khăn nhất trong quá trình đăng ký nhãn hiệu độc quyền với doanh nghiệp. Chủ đơn cần tìm kiếm và phân nhóm cho các hàng hóa, dịch vụ mà mình muốn đăng ký phù hợp với bảng phân loại quốc tế Nice. Ngoài ra, nhiều trường hợp các hàng hóa, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền mà chủ đơn muốn đăng ký chưa được phân loại theo Bảng phân loại quốc tế Nice thì chủ đơn còn cần phải tự xem xét sự phù hợp, sau đó tiến hành phân nhóm cho loại hàng hóa/dịch vụ đó. Nhiều trường hợp, chủ đơn đã thực hiện việc phân nhóm nhưng không chính xác, bắt buộc phải điều chỉnh lại đơn và kéo dài thời gian xử lý đơn, chậm cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền.
– Ký đơn: Trường hợp chủ đơn là cá nhân, chủ đơn ký từng trang (không ghi tên), ký và ghi rõ họ tên ở cuối đơn. Trường hợp chủ đơn là tổ chức/doanh nghiệp, đại diện tổ chức/doanh nghiệp ký từng trang (không ghi tên), ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu tổ chức/doanh nghiệp cần đăng ký nhãn hiệu độc quyền ở trang cuối.
Đăng Ký Nhãn Hiệu Độc Quyền Ở Cơ Quan Nào
Tra cứu các nhãn hiệu đã được đăng ký nhãn hiệu độc quyền vô cùng khó khăn: Nếu chủ đơn không thực hiện việc tra cứu nhãn hiệu, không có được thông tin về các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự thì rất dễ dẫn đến việc mất thời gian và chi phí theo đuổi việc đăng ký các nhãn hiệu không có khả năng bảo hộ.
Với đặc thù thời gian giải quyết đơn kéo dài (thường là 12 tháng hoặc kéo dài hơn), doanh nghiệp hoàn toàn có thể rơi vào trường hợp đổ chi phí để phát triển một nhãn hiệu nhưng cuối cùng lại không được bảo hộ vì đã có người khác đăng ký trước. Do đó, doanh nghiệp luôn cần phải tra cứu các nhãn hiệu đã được công bố để tránh việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tương tự. Đồng thời, doanh nghiệp nên đăng ký nhãn hiệu độc quyền trước khi bắt đầu đưa nhãn hiệu ra thị trường.
Chủ đơn khó có thể tự xác định phạm vi bảo hộ nhãn hiệu: Phạm vi bảo hộ nhãn hiệu được xác định cụ thể bởi Danh mục hàng hóa/dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền kèm theo nhãn hiệu mà chủ đơn đăng ký khi nộp hồ sơ. Việc xác định phù hợp các loại hàng hóa/dịch vụ theo Bảng phân loại quốc tế Nice và loại hàng hóa/dịch vụ mà doanh nghiệp/cá nhân kinh doanh trên thực tế là vô cùng khó khăn.
Đã có nhiều trường hợp, khách hàng đến với HCM Law Firm vì đã có Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho nhãn hiệu của mình với một danh sách hàng hóa/dịch vụ rất dài nhưng vẫn không có cơ sở để xử lý hành vi làm hàng nhái của doanh nghiệp khác.
Lý do chỉ là vì khi đăng ký nhãn hiệu độc quyền , chủ đơn đã không đăng ký đủ các loại hàng hóa mà doanh nghiệp sản xuất cho nhãn hiệu trên. Ngoài ra, cũng có rất nhiều doanh nghiệp có thể tự mình soạn thảo nội dung đơn, nhưng vẫn luôn phải cần có sự tư vấn của HCM Law Firm để được hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu độc quyền tốt hơn
Quy trình đăng ký nhãn hiệu kéo dài và nhiều khó khăn: Thời gian đăng ký bảo hộ một nhãn hiệu thường kéo dài từ 12-18 tháng. Nếu đơn đăng ký được chuẩn bị không tốt, có sai sót về hình thức hoặc vi phạm về nội dung đơn, mẫu nhãn hiệu còn có thể kéo dài thời gian này ra hơn do việc sửa đơn, thay đổi nội dung yêu cầu bảo hộ theo ý kiến của Cục Sở hữu trí tuệ.
tin tức : Hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp 2017
Ngoài ra, một số trường hợp nhãn hiệu còn có thể bị yêu cầu phản đối từ các bên khác do họ nghi ngờ nhãn hiệu đó xâm phạm quyền của mình. Lúc này, chủ đơn cần phải có ý kiến xác đáng, hợp lý để phản bác nhằm tiếp tục quá trình giải quyết đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Nếu chủ đơn không trả lời, hoặc không có các ý kiến xác đáng, phù hợp thì rất có thể nhãn hiệu sẽ bị từ chối bảo hộ.
Hãy liên hệ để chúng tôi được tư vấn cho bạn
CÔNG TY LUẬT HỢP DANH HCM
Địa chỉ: 15 Nguyễn Văn Thủ, P.Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 083.9100102 Hotline: 091.677.1088
Website: www.hcmlawfirm.vn Email: info@hcmlawfirm.vn