Hai nhãn hiệu đồng tồn tại là gì?

Nhãn hiệu đồng tồn tại là trường hợp hai doanh nghiệp khác nhau sử dụng một nhãn hiệu tương tự hoặc trùng nhau để tiếp thị một sản phẩm hoặc dịch vụ. Đây không phải là trường hợp hiếm gặp. Một số nhãn hiệu thường được sử dụng bởi các doanh nghiệp nhỏ trong một khu vực địa lý giới hạn hoặc với một khách hàng khu vực. Một số nhãn hiệu lại thường bao gồm tên họ của người khởi sự kinh doanh và, nếu tên đó là tên họ phổ biến, thì không phải bất thường khi nhiều doanh nghiệp tương tự có cùng tên hoặc tên tương tự. Ngoài ra, một số trường hợp khác, các nhãn hiệu trùng nhau vì mang nghĩa may mắn trong kinh doanh như: hưng thịnh, thành công, thịnh vượng,…

Hậu quả của nhãn hiệu đồng tồn tại

Việc nhãn hiệu đồng tồn tại này không phải luôn dẫn đến xung đột hoặc kiện tụng, miễn là các nhãn hiệu hàng hoá/dịch vụ được đề cập vẫn tiếp tục thực hiện chức năng chính của họ, đó là phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ mà chúng được sử dụng với đối tượng cạnh tranh.

Vấn đề nhãn hiệu đồng tồn tại chỉ thực sự trở thành vấn đề nếu chức năng phân biệt này không còn khả dụng. Vì các doanh nghiệp mà nhãn hiệu đã được sử dụng ban đầu bắt đầu có sự mở rộng và chồng lấn khu vực/lĩnh vực kinh doanh. Do đó, các nhãn hiệu hàng hoá đã từng cùng tồn tại một cách ngẫu nhiên, không liên quan đến nhau hoàn toàn có khả năng xảy ra tranh chấp.

Đây là mâu thuẫn khó giải quyết vì cả hai doanh nghiệp sử dụng nhãn hiệu giống nhau của họ một cách thiện chí và trung thực – nói cách khác, cả hai doanh nghiệp đều có ghi chép về việc sử dụng đúng nhãn hiệu của họ, nhưng vì sự mở rộng kinh doanh bắt đầu xâm nhập vào “lãnh thổ” của nhau. Trong một số trường hợp, khi hai công ty biết rằng họ đang sử dụng các nhãn hiệu tương tự hoặc trùng nhau, họ có thể lựa chọn để kết hợp một thỏa thuận hợp tác chính thức nhằm ngăn chặn việc sử dụng trong tương lai chồng chéo theo cách không mong muốn hoặc có hành vi cố tình vi phạm.

Thỏa thuận nhãn hiệu đồng tồn tại

Bài viết này nêu ra các tình huống trong đó nhãn hiệu đồng tồn tại được xây dựng theo thỏa thuận của các doanh nghiệp và giới thiệu một số điểm cần ghi nhớ khi xem xét một thỏa thuận nhãn hiệu đồng tồn tại.

Chúng tôi nhấn mạnh rằng phòng ngừa tốt hơn – và luôn rẻ hơn – chữa trị. Một trong những biện pháp phòng ngừa cơ bản nhất khi lựa chọn và đăng ký một nhãn hiệu mới là thực hiện tra cứu một cách toàn diện nhất, sử dụng các đại diện sở hữu công nghiệp có tay nghề cao trong công việc.

Một quy trình tra cứu toàn diện sẽ giảm thiểu nguy cơ doanh nghiệp đối mặt với nhãn hiệu tương tự trên thị trường. Nhưng không có quá trình tra cứu nào là hoàn toàn có không xảy ra sai lầm. Các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn có thể không được tìm thấy nếu có kết quả tìm kiếm không đủ rộng hoặc nếu nó không bao gồm các loại hàng hoá và dịch vụ khác có liên quan. Tương tự, một quy trình tra cứu có thể bỏ qua các nhãn hiệu chưa đăng ký, như ở nhiều quốc gia – trong đó có Việt Nam – nhãn hiệu nổi tiếng được bảo vệ ngay cả khi chúng không được đăng ký.

Giải quyết tranh chấp trong trường hợp nhãn hiệu đồng tồn tại

Nhãn hiệu trùng và tương tự xảy ra khi hai thương nhân thấy mình sử dụng một nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đối với hàng hoá trùng hoặc tương tự. Họ có thể vẫn không nhận ra sự tồn tại của nhau trong nhiều năm cho đến khi một trong số họ mở rộng kinh doanh và bắt đầu sử dụng nhãn hiệu hoặc nộp đơn đăng ký. Điều gì xảy ra sau đó?

Tại thời điểm đó, Cơ quan có thẩm quyền về sở hữu trí tuệ có thể từ chối đơn đăng ký với lý do là nó mâu thuẫn với những quyền lợi trước đó của thương nhân kia. Bên thứ hai cũng có thể phản đối việc áp dụng trong quá trình phản đối/tố tụng, hoặc đưa ra yêu cầu hủy bỏ để làm mất hiệu lực sau khi nhãn hiệu đã được đăng ký.

Trong một số hệ thống Thông luật (Common Law) – gồm các quốc gia như Anh, Mỹ (không bao gồm Việt Nam), có thể áp dụng khái niệm “sử dụng đồng thời trung thực”. Điều này có tính đến bản chất và thời gian sử dụng, khu vực địa lý thương mại và sự trung thực của việc sử dụng nhãn hiệu. Một thời gian dài sử dụng đồng thời (ít nhất năm năm) có thể cho phép hai nhãn hiệu cùng tồn tại. Tuy nhiên, việc sử dụng đồng thời trung thực phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm khả năng nhầm lẫn của người tiêu dùng.

Lưu ý trong thỏa thuận nhãn hiệu đồng tồn tại

Trong một thỏa thuận đồng tồn tại, nhãn hiệu được cả hai bên xác định và thỏa thuận các điều khoản để nhãn hiệu đố có thể đồng tồn tại trên thị trường. Việc nhãn hiệu đồng tồn tại này có thể dựa trên lĩnh vực kinh doanh hoặc khu vực địa lý, trong đó mỗi doanh nghiệp có thể tự do kinh doanh trong phạm vi được thỏa thuận của mình.

Nếu hợp đồng đồng tồn tại là lựa chọn tốt nhất, bước đầu tiên là để hai doanh nghiệp xác định lĩnh vực kinh doanh tương ứng và tuân thủ các thỏa thuận đó. Tuy nhiên, thách thức thực sự nằm ở sự dự đoán khả năng phát triển trong tương lai của từng công ty. Mỗi công ty sẽ nhìn thấy bản thân mình trong vòng mười hay hai mươi năm như thế nào? Liệu nguy cơ mở rộng kinh doanh có chồng lấn trên lĩnh vực/lãnh thổ của nhau?

Case study: Mâu thuẫn và thỏa thuận nhãn hiệu đồng tồn tại

Trường hợp của Apple Corps (một nhãn hiệu của nhóm nhạc Beatles) và Apple Computer sẽ minh hoạ những quy định cơ bản trong hợp đồng nhãn hiệu đồng tồn tại (xem WIPO Magazine 3/2006).

Hai công ty này đã ký thỏa thuận cùng tồn tại trong năm 1991. Điều này cho phép Apple Computer có quyền độc quyền sử dụng nhãn hiệu Apple “trên hoặc liên quan đến hàng điện tử, phần mềm máy tính, xử lý dữ liệu và dịch vụ truyền dữ liệu”; trong khi Apple Corps sẽ có quyền độc quyền sử dụng thương hiệu riêng của Apple “hoặc liên quan đến bất kỳ công việc sáng tạo hiện tại hoặc trong tương lai mà nội dung chính là nhạc và/hoặc các buổi trình diễn âm nhạc, bất kể các phương tiện mà tác phẩm đó đã được ghi lại hay truyền đạt, hữu hình hay vô hình”.

Do đó, mặc dù hai công ty có nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn, họ đã xác định được một khu vực khác biệt, tức là các lĩnh vực sử dụng – và điều này đã trở thành cơ sở của thỏa thuận nhãn hiệu đồng tồn tại. Thỏa thuận cho phép hai công ty tiếp tục kinh doanh và xây dựng danh tiếng của họ mà không vi phạm quyền của nhau.

Case study: Tranh chấp vẫn phát sinh

Nhưng cả hai công ty đều không biết rằng sự phát triển tương lai của công nghệ âm nhạc kỹ thuật số là làm cho hai lĩnh vực gần nhau hơn. Khi Apple Computers ra mắt iPod và phần mềm iTunes và cửa hàng âm nhạc, Apple Corps đã kiện, tuyên bố rằng Apple Computers đã xâm phạm vào khu vực dành riêng cho Apple Corps, do đó vi phạm thỏa thuận cùng tồn tại giữa nhãn hiệu. Tòa án xem xét vấn đề này theo quan điểm của người tiêu dùng và cho rằng không có vi phạm thỏa thuận vì biểu trưng của Apple Computers đã được sử dụng liên quan đến phần mềm, chứ không phải với âm nhạc do dịch vụ cung cấp. Không người tiêu dùng nào tải nhạc xuống bằng phần mềm iTunes sẽ nghĩ họ tương tác với Apple Corps.

Mặc dù đã có thỏa thuận tồn tại song song, nhưng trong trường hợp này, hai doanh nghiệp cũng đã không thể tránh khỏi tranh tụng tốn kém. Do đó, tất cả các thỏa thuận nhãn hiệu đồng tồn tại, doanh nghiệp nên quy định rõ ràng các cơ chế và quy định để giải quyết các tranh chấp phát sinh nhanh chóng và hiệu quả. Mọi trường hợp, doanh nghiệp nên tham khảo ý kiến của Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp có uy tín để đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp mình.

– Hết –

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến việc đăng ký, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại việt nam hãy liên hệ ngay với chúng tôi.

Xem thêm bài viết về: hướng dẫn thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam

Hãy liên hệ để chúng tôi được tư vấn cho bạn

tu van phap luat

CÔNG TY LUẬT HỢP DANH HCM

Địa chỉ:       15 Nguyễn Văn Thủ, phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM

Điện thoại:  028 3 910 0102                                   Hotline: 0916 77 1088

Website:      hcmlawfirm.vn                                    Email:    info@hcmlawfirm.vn