Mục Lục
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ NHÃN HIỆU VÀ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ(tiếp theo)
4.Nội dung bảo hộ, giới hạn quyền và thời hạn bảo hộ nhãn hiệu
4.1 Nội dung bảo hộ đối với nhãn hiệu
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 123 Luật Sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu đăng ký nhãn hiệu hàng hóa có những quyền năng cơ bản sau đây:
Thứ nhất, sử dụng, cho phép người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, bao gồm các hành vi:
“a) Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;
- b) Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ;
- c) Nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.”
Thứ hai, quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu. Chủ sở hữu đăng ký nhãn hiệuvà tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng nhãn hiệu có quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu đó nếu việc sử dụng đó không thuộc các trường hợp sau đây:
– Lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm được đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài một cách hợp pháp, trừ sản phẩm không phải do chính chủ sở hữu đăng ký nhãn hiệu hoặc người được phép của chủ sở hữu đăng ký nhãn hiệuđưa ra thị trường nước ngoài;
– Sử dụng một cách trung thực tên người, dấu hiệu mô tả chủng loại, số lượng, chất lượng, công dụng, giá trị, nguồn gốc địa lý và các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.
Ngoài ra, pháp luật còn nghiêm cấm các cá nhân, tổ chức có các hành vi xâm phạm quyền đối với chủ sở hữu đăng ký nhãn hiệu như:
“a) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
- b) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
- c) Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
- d) Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng”.
Thứ ba, quyền định đoạt nhãn hiệu. Trong phạm vi và thời hạn sở hữu đối với nhãn hiệu của mình, chủ sở hữu có quyền chuyển giao quyền sở hữu đối với nhãn hiệu của mình cho tổ chức, cá nhân khác. Việc chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu gồm hai hình thức là: chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu và chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu.
Chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác. Việc chuyển nhượng quyền sở hữu đối với nhãn hiệu phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản. Khi chuyển nhượng nhãn hiệu, chủ sở hữu và người nhận chuyển nhượng nhãn hiệu phải thỏa thuận để đảm bảo việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu. Ngoài ra, quyền sở hữu đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó. Cụ thể, trong trường hợp chuyển nhượng nhãn hiệu chứng nhận, thì người nhận chuyển nhượng nhãn hiệu chứng nhận phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện giống như chủ sở hữu khi đăng ký nhãn hiệu chứng nhận.
Chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng nhãn hiệu thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình. Việc chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản. Việc chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu bị hạn chế ở một số trường hợp sau: Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu đăng ký nhãn hiệutập thể đó; Bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép; Bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng hóa, bao bì hàng hóa về việc hàng hóa đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.
4.2 Giới hạn quyền bảo hộ đối với nhãn hiệu
Theo quy định Điều 132 Luật Sở hữu trí tuệ thì yếu tố hạn chế quyền sở hữu đối với nhãn hiệu đó là nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu. Cũng theo quy định tại Khoản 2 Điều 136 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu:
“Chủ sở hữu đăng ký nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu đó. Trong trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì quyền sở hữu nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Điều 95 của Luật này.”
Ngoài ra, pháp luật còn đặt ra một số giới hạn trong việc chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu.
Đối với chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu, chủ sở hữu quyền đăng ký nhãn hiệu độc quyền chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ. Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu. Đồng thời, quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.
Đối với chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu, Bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba (trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép) và có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng hóa, bao bì hàng hóa về việc hàng hóa đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu. Ngoài ra, quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu đăng ký nhãn hiệutập thể đó.
Xem thêm về tin tức luật thế giới: http://www.globallegalpost.com
4.3 Thời hạn bảo hộ đối với nhãn hiệu
Theo quy định tại Khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ thì “Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm”. Như vậy, về nguyên tắc, nhãn hiệu có thể được bảo hộ vô thời hạn. Quyền Sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu phát sinh trên cơ sở đăng ký nhãn hiệu quốc tế được Nhà nước bảo hộ từ ngày đăng ký nhãn hiệu quốc tế được công bố trên Công báo nhãn hiệu quốc tế của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới đến hết thời hạn hiệu lực đăng ký quốc tế theo Thoả ước Madrid. Theo quy định tại Điều 6 Thoả ước Madrid thì: “Đăng ký nhãn hiệu tại Văn phòng quốc tế có hiệu lực trong vòng 20 năm với khả năng gia hạn theo điều kiện quy định tại Điều 7”.
Xem thêm: TƯ VẤN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
HÃY LIÊN HỆ ĐỂ CHÚNG TÔI ĐƯỢC TƯ VẤN CHO BẠN
CÔNG TY LUẬT HỢP DANH HCM
Địa chỉ: 15 Nguyễn Văn Thủ, P.Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 0839100102 Hotline: 0916771088
Website http://hcmlawfirm.vn/ Email: info@hcmlawfirm.vn