Giấy phép kinh doanh là gì?

Giấy phép kinh doanh là giấy cho phép các cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức hoạt động kinh doanh, khi đáp ứng đầy đủ điều kiện về việc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành.

Cá nhân, tổ chức khi muốn sản xuất kinh doanh tại Việt Nam phải có Giấy phép kinh doanh phù hợp. Trong đó, với hộ kinh doanh, giấy phép kinh doanh để có thể đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh là Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; đối với doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh để có thể đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản do Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, trong đó ghi nhận mã số doanh nghiệp, ngày thành lập, tên doanh nghiệp, trụ sở chính, vốn điều lệ, người đại diện theo pháp luật,… Khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể bắt đầu đi vào hoạt động kinh doanh.

Về ý nghĩa pháp lý giất chứng nhận/ giấy phép

Giấy phép kinh doanh được sự cho phép của cơ quan nhà nước (theo cơ chế xin – cho).

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là chứng nhận của cơ quan hành chính nhà nước, nghĩa vụ nhà nước bảo hộ cho quyền sở hữu tên của doanh nghiệp.

Điều kiện để được cấp giấy phép/ giấy chứng nhận

Điều kiện kinh doanh là cái mất doanh nghiệp phải thực hiện khi kinh doanh ngành nghề cụ thể được thể hiện bằng chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Thông thường, các điều kiện này có thể là về vật chất, vốn, chứng chỉ hành nghề…

Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đó là ngành nghề kinh doanh không bị liệt vào mục cấm, tên doanh nghiệp đặt đúng quy định của Luật doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ, nộp phí đăng kí doanh nghiệp đầy đủ.

Tư vấn giấy phép lao động cho người nước ngoài uy tín và chính xác nhất

Tư vấn giấy phép lao động cho người nước ngoài uy tín và chính xác nhất

Thủ tục cấp giấy phép/ giấy chứng nhận

Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh gồm: đơn xin phép, hồ sơ hợp lệ, có sự thẩm định và kiểm tra do cơ quan có thẩm quyền thực hiện.

Đối với giấy chứng nhận dăng ký kinh doanh, bạn cần chuẩn bị đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp và hồ sơ hợp lệ.

Thời gian tồn tại giấy phép/ giấy chứng nhận

Thời gian tồn tại giấy phép kinh doanh do nhà nước có thẩm quyền ghi vào giấy phép, thường thì thời hạn từ vài tháng đến vài năm.

Thời hạn tồn tại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thường do nhà đầu tư  quyết định, không ghi trực tiếp và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Quyền hành của nhà nước đối với giấy phép/ giấy chứng nhận

Đối với giấy phép, đủ hồ sơ, đủ điều kiện nhưng nhà nước vẫn có thể từ chối để hạn chế số lượng hay bảo vệ lợi ích cộng đồng.

Đối với giấy chứng nhận, nếu hồ sơ hợp lệ, nhà nước phải cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Bài viết vừa giúp bạn so sánh để nhận ra sự khác biệt giữa giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, từ đó có thể giải đáp những thắc mắc và tránh một số hiểu nhầm không đáng có.

Dịch vụ tư vấn về giấy phép kinh doanh

Thành lập doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh là điều không hề đơn giản mặc dù thủ tục thành lập công ty ngày càng được cơ quan chức năng đơn giản hóa. Nhưng nếu không chuẩn bị kỹ trước khi thành lập thì bạn cũng sẽ gặp không ít khó khăn trong quá trình hoạt động sau này. Thấu hiểu được điều đó HCM Law Firm xin gửi đến quý bạn đọc những điều cần biết khi xin cấp giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp như sau:

– Xác định loại hình doanh nghiệp phù hợp với quy mô, nguồn vốn và định hướng phát triển của người kinh doanh.

– Đặt tên doanh nghiệp phù hợp với quy định pháp luật và tránh bị trùng với doanh nghiệp đã đăng ký.

– Địa chỉ trụ sở doanh nghiệp theo quy hoạch của tỉnh, thành phố nới đặt trụ sở và phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam.

– Xác định và lựa chọn ngành nghề kinh doanh theo nhu cầu kinh doanh, xin cấp phép các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

– Xác định vốn điều lệ, giá trị tài sản vốn góp, xác định vốn pháp định (nếu có) để đáp ứng yêu cầu của các ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định.

Các quy trình, thủ tục làm giấy phép kinh doanh?

Thủ tục đăng ký doanh nghiệp năm 2017 gồm 3 bước:

Bước 1: Cá nhân nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính.

Bước 2: Sở Kế hoạch và Đầu tư giải quyết hồ sơ trong 03 ngày làm việc và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 3: Doanh nghiệp làm con dấu và Thông báo mẫu con dấu cho Sở Kế hoạch và Đầu tư.

tin tức : MỐI LIÊN HỆ GIỮA NHÃN HIỆU TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM (P2)

Dịch vụ làm giấy phép kinh doanh của HCM Law Firm

Khi sử dụng dịch vụ của HCM Law Firm, khách hàng sẽ được tư vấn toàn diện, cụ thể mọi vấn đề liên quan đến đăng ký kinh doanh như: giấy phép kinh doanh , loại hình doanh nghiệp, mô hình tổ chức, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ,hay … toàn bộ công việc được thực hiện bởi đội ngũ luật sư và chuyên gia nhiều kinh nghiệm. Mọi hoạt động trong quy trình đăng ký kinh doanh của HCM Law Firm đều được kiểm tra nghiêm ngặt để luôn tuân thủ theo quy định của pháp luật và thõa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng.

 

CÔNG TY LUẬT HỢP DANH HCM

Địa chỉ:       15 Nguyễn Văn Thủ, P.Đa Kao, Quận 1, TP.HCM

Điện thoại:  08 3 910 0102                                  Hotline: 0916 77 1088

Website:      hcmlawfirm.vn                            Email:    info@hcmlawfirm.vn