Chương 2: MỐI LIÊN HỆ GIỮA NHÃN HIỆU VÀ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM (P2)

I. Nguồn gốc địa lý trong nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý

Dưới góc độ pháp luật quốc tế, mối liên hệ giữa nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý được điều chỉnh Hiệp định TRIPs.  Điều 22.3 Hiệp định TRIPS cho phép Thành viên, theo thẩm quyền nếu pháp pháp luật quốc gia cho phép hoặc theo yêu cầu của một bên có liên quan, “từ chối hoặc huỷ bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu có chứa hoặc được cấu thành bằng một chỉ dẫn địa lý đối với hàng hoá không có nguồn gốc từ lãnh thổ được chỉ dẫn, nếu việc sử dụng chỉ dẫn đó trên nhãn hiệu cho những hàng hoá như vậy tại nước Thành viên đó về bản chất khiến công chúng hiểu sai lệch về nơi xuất xứ thực”.

Những dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lí thường mang tính chất mô tả về nguồn gốc địa lí. Chính vì thế mà pháp luật nhãn hiệu của hầu hết các quốc gia trên thế giới thường không chấp nhận bảo hộ cho những nhãn hiệu chứa dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lí của hàng hóa. Điểm đ Khoản 2 Điều 74 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 liệt kê các nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt:

“Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận theo quy định của Luật này.”

Trong đó, quy định này có trường hợp ngoại lệ cho việc đăng kí nhãn hiệu có chứa dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lí nếu “dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng kí dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận theo quy định của Luật này”. Như vậy, theo điểm đ khoản 2 theo Điều 74 Luật sở hữu trí tuệ, dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lí có thể được chấp nhận bảo hộ là nhãn hiệu nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

(1) Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lí đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa là một nhãn hiệu.

Mặc dù những dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lí của hàng hóa bị coi là không có khả năng phân biệt nhưng trên thực tế, nhiều nhãn hiệu có chứa thành phần mô tả nguồn gốc địa lí vẫn được chấp nhận đăng kí bảo hộ tại Việt Nam. Về nguyên tắc, sử dụng đăng ký nhãn hiệu hàng hóa có thể là bất kì dấu hiệu nào nhìn thấy được và có khả năng phân biệt. Những dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lí của hàng hóa, dịch vụ được xếp vào loại những dấu hiệu mang tính chất mô tả/chỉ dẫn thương mại là những dấu hiệu đã mất đi khả năng phân biệt. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều doanh nghiệp, nhà sản xuất vẫn có xu hướng lựa chọn gắn vào nhãn hiệu những dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lí, dù việc được chấp nhận bảo hộ là rất khó khăn. Khi sử dụng những dấu hiệu có chứa chỉ dẫn nguồn gốc địa lí của hàng hóa/dịch vụ, nhà sản xuất muốn người tiêu dùng có sự liên tưởng giữa sản phẩm đó và khu vực địa lí trên nhãn hiệu mà việc sử dụng có thể khiến cho khách hàng có sự tin cậy về danh tiếng hay chất lượng của sản phẩm. Hành vi sử dụng đó có thể ảnh hưởng đến lợi ích chung của xã hội và các cá nhân, tổ chức khác trên khu vực địa lý đó và vì vậy, việc đăng kí nhãn hiệu là dấu hiệu chỉ dẫn nguồn gốc bị loại trừ. Tuy nhiên, Luật sở hữu trí tuệ cũng dành ra trường hợp biệt lệ, khi dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lí của hàng hóa, dịch vụ đã được người nộp đơn sử dụng và được biết đến một cách rộng rãi trong khoảng thời gian nhất định. Trong trường hợp này, do dấu hiệu đã trở nên quen thuộc và phổ biến với người tiêu dùng nên khi dấu hiệu được sử dụng trên hàng hóa, người tiêu dùng có thể không có lí do để nghĩ hay liên tưởng rằng dấu hiệu đó chỉ ra nơi sản xuất hay nguồn gốc sản phẩm mà chỉ đơn giản xem nó như một dấu hiệu để phân biệt hàng hóa trên thị trường.

(2) Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lí được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận.

Ở nhiều quốc gia không bảo hộ riêng cho chỉ dẫn địa lí thì các dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lí của sản phẩm vẫn được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận. Tại Việt Nam, Luật sở hữu trí tuệ định nghĩa:

“Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên tổ chức là chủ sở hữu đăng ký nhãn hiệuđó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó”.

“Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu đăng ký nhãn hiệucho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu”.

Nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận có chức năng chỉ ra mối liên hệ giữa hàng hóa, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu và tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu. So sánh với chỉ dẫn địa lí, nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận có nhiều điểm tương đồng: Thứ nhất, giống như chỉ dẫn địa lí, nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận là loại tài sản có thể cho phép nhiều đối tượng sử dụng để gắn trên hàng hóa/dịch vụ của mình. Chủ sở hữu đăng ký nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận là tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp. Sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận cũng giống sản phẩm mang chỉ dẫn địa lí là phải thoả mãn một tiêu chuẩn chung nhất định.Nhãn hiệu chứng nhận có thể bao gồm chỉ dẫn về nguồn gốc địa lý nhưng không bắt buộc sự xuất hiện của dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý. Thứ hai, rất nhiều chủ thể có thể được quyền sử dụng đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tập thể/nhãn hiệu chứng nhận và chỉ dẫn địa lý nếu đáp ứng các điều kiện và tuân theo các quy chế d quy định về xuất xứ địa lí, nguyên vật liệu, phương thức sản xuất, chất lượng… mà nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận/chỉ dẫn địa lý đó đặt ra; các tổ chức/cá nhân đều chịu sự kiểm soát về việc sử dụng đăng ký nhãn hiệu hàng hóa/chỉ dẫn địa lý cũng như kiểm soát về chất lượng sản phẩm được gắn nhãn hiệu/chỉ dẫn địa lý đó. Chủ sở hữu đăng ký nhãn hiệuchứng nhận có thẩm quyền kiểm định và xác nhận sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chuẩn. Khác với nhãn hiệu tập thể, chủ sở hữu đăng ký nhãn hiệuchứng nhận và chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý (Nhà nước) không sử dụng, khai thác nhãn hiệu đó mà cấp phép sử dụng cho những chủ thể kinh doanh có sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chuẩn. Tổ chức quản lí chỉ dẫn địa lí cũng không trực tiếp sử dụng, khai thác chỉ dẫn địa lí mà chỉ quản lí việc sử dụng của các thành viên. Đối với nhãn hiệu chứng nhận và chỉ dẫn địa lý, không xác định được cụ thể về những người được sử dụng đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, vì sau khi nhãn hiệu đăng kí, việc cấp phép sử dụng thuộc quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu. Đối với chỉ dẫn địa lí, việc đăng bạ chỉ dẫn địa lí chỉ xác định tổ chức quản lí chỉ dẫn địa lí chứ không xác định cụ thể những người sử dụng.

Xem thêm: Khái quát về đăng ký nhãn hiệu địa lý (P1)

Tuy nhiên, nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận vẫn có một số điểm khác biệt với chỉ dẫn địa lí.

Thứ nhất, nhãn hiệu tập thể là dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của các thành viên hiệp hội với sản phẩm, dịch vụ của các cơ sở không phải thành viên. Dấu hiệu này chỉ dẫn về nguồn gốc thương mại của sản phẩm, dịch vụ, nó cho biết xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ là từ một hiệp hội. Vì vậy, nhãn hiệu tập thể có thể là bất kì dấu hiệu nào để phân biệt sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của hiệp hội đó với hàng hóa, dịch vụ của những người khác không phải là thành viên. Ví dụ: “Vinataba” là một nhãn hiệu tập thể sử dụng bởi các công ti sản xuất thuốc lá thuộc Tổng công ti thuốc lá Việt Nam(1) hay VNPT là nhãn hiệu tập thể của Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam. Còn đối với nhãn hiệu chứng nhận, chủ sở hữu đăng ký nhãn hiệuthực hiện việc chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu chứng nhận.

Thứ hai, thành viên của tổ chức tập thể sở hữu nhãn hiệu tập thể thường là những người cùng sản xuất, kinh doanh sản phẩm, tuân thủ theo quy chế sử dụng, có thể là các doanh nghiệp, nhà sản xuất ở những địa phương khác nhau. Tổ chức tập thể là chủ sở hữu đăng ký nhãn hiệutập thể có thể là hiệp hội, liên hiệp các hợp tác xã, tổng công ti… với phạm vi hoạt động không bị giới hạn trong một địa phương nhất định. Đối với nhãn hiệu chứng nhận, thì người được phép sử dụng đăng ký nhãn hiệu hàng hóa chứng nhận là tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện trong quy chế sử dụng đăng ký nhãn hiệu hàng hóa chứng nhận. Như vậy, chủ thể có quyền sử dụng đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tập thể/nhãn hiệu chứng nhận thường không bắt buộc phải thuộc một khu vực địa lý nhất định. Còn đối với chủ thể sử dụng chỉ dẫn địa lí thi phải là những cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh sản phẩm tại địa phương gắn với chỉ dẫn địa lý đó. Ví dụ: đối với chỉ dẫn địa lý “Nước nắm Phú Quốc” thì chỉ có những cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh sản phẩm tại huyện đảo Phú Quốc mới có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý này trên sản phẩm của mình.

Thứ ba, trong khi sản phẩm gắn nhãn hiệu tập thể không bắt buộc phải có những tính chất, chất lượng đặc thù, khác biệt so với các sản phẩm khác cùng loại; còn nhãn hiệu chứng nhận quy định các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu; thì sản phẩm mang chỉ dẫn địa lí phải có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lí của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn đó quyết định.

 II.  Hành vi xâm phạm quyền liên quan giữa nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý

Khi nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam, các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu đăng ký nhãn hiệusẽ bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:

(1) sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc có liên quan tới hàng hóa, dịch vụ đã được đăng ký theo nhãn hiệu; hoặc

(2) sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng định nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu đăng ký nhãn hiệu nổi tiếng.

Một lưu ý khi xác định hành vi vi phạm trong trường hợp (1) nêu trên là đối với các vụ việc xâm phạm về nhãn hiệu liên quan đến yếu tố dấu hiệu tương tự hoặc cho các hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc có liên quan, bên thực thi quyền cần cung cấp thêm chứng cứ, tài liệu và lập luận rằng việc sử dụng các dấu hiệu trong trường hợp này có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ.

Ngoài ra, khi xem xét “hành vi sử dụng đăng ký nhãn hiệu hàng hóa” bị coi là xâm phạm quyền, Khoản 5 Điều 124 Luật Sở hữu trí tuệ cũng có quy định sử dụng đăng ký nhãn hiệu hàng hóa là việc thực hiện các hành vi sau đây:

(1) Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh; hoặc

(2) Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ; hoặc

(3) Nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.

HÃY LIÊN HỆ ĐỂ CHÚNG TÔI ĐƯỢC TƯ VẤN CHO BẠN

CÔNG TY LUẬT HỢP DANH HCM

Địa chỉ:       15 Nguyễn Văn Thủ, P.Đa Kao, Quận 1, TP.HCM

Điện thoại:  0839100102                                 Hotline: 0916771088

Website    http://hcmlawfirm.vn/                           Email: info@hcmlawfirm.vn