Đăng ký doanh nghiệp là gì ?

Đăng ký doanh nghiệp là việc người thành lập doanh nghiệp đăng ký thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập, doanh nghiệp đăng ký những thay đổi hoặc dự kiến thay đổi trong thông tin về đăng ký doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.Khi đăng ký doanh nghiệp thành phố hồ chí minh, người thành lập doanh nghiệp cần phải quyết định lựa chọn và cung cấp nhiều thông tin như:

– Đặt tên doanh nghiệp, chọn trụ sở chính.

– Xác định mức vốn điều lệ của doanh nghiệp,

Trường hợp người thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp hồ sơ và nhận kết quả đăng ký doanh nghiệp: người được ủy quyền xuất trình bản chính Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác và giấy tờ sau:

– Hợp đồng cung cấp dịch vụ (giữa người thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp và tổ chức làm dịch vụ nộp hồ sơ) và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ hoặc

– Văn bản ủy quyền cho cá nhân theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực trường hợp thành lập mới hay văn bản ủy quyền của người đại diện pháp luật trường hợp thay đổi thực hiện nộp hồ sơ

Lưu ý khi làm thủ tục đăng ký doanh nghiệp mới

Ghi đúng mã ngành, nghề kinh doanh theo Hệ thống ngành, nghề Việt Nam

Theo Luật Doanh nghiệp 2014, Giấy chứng nhận hay thủ tục đăng ký doanh nghiệp mới không phải ghi ngành nghề kinh doanh và doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm. Tuy nhiên, Doanh nghiệp vẫn phải kê khai đầy đủ khi đăng ký các ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp mình. Việc lựa chọn mã ngành nghề kinh doanh gây rối rắm nhiều nhất vì ngành kinh tế (cấp 4) để họ đăng ký chưa bao quát hết các ngành nghề kinh doanh hiện nay. Nhiều ngành nghề kinh doanh hiện vẫn chưa được liệt kê cụ thể trong Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam theo Quyết định 337.

Ngoài ra, người muốn làm thủ tục đăng ký doanh nghiệp mới cũng cần nắm rõ các điều kiện kinh doanh với các ngành nghề dự định kinh doanh, tìm hiểu các thủ tục xin giấy phép con, giấy phép kinh doanh cần thiết. Vì rất nhiều ngành nghề kinh doanh thuộc diện ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nếu người đăng ký doanh nghiệp không đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh mà đã bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh thì có thể bị xử lý vi phạm hành chính, phạt tiền và thu hồi giấy phép kinh doanh.

Hướng dẫn thủ tục đăng ký doanh nghiệp mới

Hướng dẫn thủ tục đăng ký doanh nghiệp mới

Xác định mức vốn điều lệ, góp vốn, định giá tài sản góp vốn

Người muốn làm thủ tục đăng ký doanh nghiệp mới cần xác định mức vốn điều lệ phù hợp với khả năng tài chính của mình và theo quy định của pháp luật. Vì trong một số ngành nghề kinh doanh, pháp luật quy định mức vốn tối thiểu (vốn pháp định) mà doanh nghiệp phải có để hoạt động kinh doanh trong ngành nghề đó. Đồng thời, một số ngành nghề yêu cầu một khoản tiền ký quỹ nhất định để được cấp phép kinh doanh. Do đó, việc xác định mức vốn điều lệ phù hợp với ngành nghề kinh doanh là vô cùng quan trọng. Đồng thời, người thành lập cũng cần quan tâm đăng ký doanh nghiệp và tỷ lệ góp vốn để đảm bảo quyền lợi về lợi nhuận và có quyền tham gia quản lý điều hành hoạt động của doanh nghiệp.

tin tức : Đóng thuế hợp thức hóa nhà đất online | hcmlawfirm.vn

Xây dựng Điều lệ Doanh nghiệp, hoàn toàn không thể xem nhẹ

Điều lệ hay thủ tục đăng ký doanh nghiệp mới được xem là luật của doanh nghiệp và do doanh nghiệp tự xây dựng sao cho không vi phạm các điều cấm của pháp luật. Người thành lập doanh nghiệp có thể xây dựng điều lệ nhằm mục đích cho bản thân mình rất nhiều quyền hành trong việc quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng có thể hạn chế quyền của nhà quản lý hoặc vi phạm các điều cấm của pháp luật dẫn đến điều lệ bị hủy bỏ nếu việc soạn thảo một điều lệ không tốt. Đồng thời, ở mỗi loại hình doanh nghiệp, mô hình quản lý doanh nghiệp là khác nhau. Một số loại hình doanh nghiệp lại có đến hai mô hình quản lý khác nhau. Do đó, người thành lập doanh nghiệp cần biết cách làm thủ tục đăng ký doanh nghiệp mới và căn cứ rõ vào khả năng quản lý, mục đích cũng như phân chia quyền hành, trách nhiệm rõ ràng để xác định mô hình quản lý phù hợp.

Người soạn thảo điều lệ doanh nghiệp phải có khả năng xây dựng điều lệ doanh nghiệp phù hợp với năng lực quản trị, khả năng tài chính và nhu cầu về quản lý doanh nghiệp của người làm thủ tục đăng ký doanh nghiệp mới. Một Điều lệ được soạn sẵn chắc chắn không thể đáp ứng mọi nhu cầu và thường là nguyên nhân dẫn đến các tranh chấp kéo dài trong nội bộ Công ty. Điều lệ doanh nghiệp phải được xây dựng phù hợp theo khả năng và nhu cầu của người đăng ký doanh nghiệp mới có khả năng bảo vệ và duy trì quyền lợi tốt nhất của người đăng ký doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi người soạn thảo Điều lệ phải có trình độ chuyên môn và am hiểu các quy định pháp luật cũng như tập quán thương mại một cách sâu sắc.

Thủ tục đăng ký doanh nghiệp mới gồm những gì?

Thủ tục đăng ký doanh nghiệp mới năm 2018 gồm 3 bước:

Bước 1: Cá nhân nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính.

Bước 2: Sở Kế hoạch và Đầu tư giải quyết hồ sơ trong 03 ngày làm việc và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 3: Doanh nghiệp làm con dấu và Thông báo mẫu con dấu cho Sở Kế hoạch và Đầu tư.

 

HÃY LIÊN HỆ ĐỂ CHÚNG TÔI ĐƯỢC TƯ VẤN VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP MỚI

CÔNG TY LUẬT HỢP DANH HCM 

Địa chỉ:       15 Nguyễn Văn Thủ, P.Đa Kao, Quận 1, TP.HCM

Điện thoại:  028 39 100 102                                   Hotline: 091.6771.088

Website:      hcmlawfirm.vn                                  Email:   info@hcmlawfirm.vn