Đăng ký nhãn hiệu là bước khẳng định chủ sở hữu nhãn hiệu và có quyền sử dụng thương hiệu đó. Chính vì thế, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu bạn những thông tin cho những ai muốn đăng ký nhãn hiệu tại tphcm.

Những người có quyền đăng kí nhãn hiệu:

  • Tổ chức có chức năng kiểm tra, chứng nhận chất lượng, tính chất, nguồn gốc hoặc những yếu tố khác liên quan đến các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng kí nhãn hiệu chứng nhận, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó.
  • Tập thể của các chủ thể kinh doanh có quyền nộp đơn đăng kí nhãn hiệu sản phẩm của tập thể hàng hóa, dịch vụ đó.
  • Các chủ thể kinh doanh dịch vụ có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ của chính mình đăng kí.
  • Các chủ thể kinh doanh thương mại hàng hóa được quyền đăng kí nhãn hiệu cho hàng hóa của mình khi buôn bán, nhưng với một điều kiện người sản xuất không sử dụng và không phản đối nhãn hiệu đó.
  • Dù là cá nhân hay tổ chức đều được quyền đăng kí nhãn hiệu cho hàng hóa và dịch vụ của mình.
  • Các chủ thể sản xuất có quyền đăng kí nhãn hiệu cho sản phẩm của mình sản xuất.

Nếu không đăng ký nhãn hiệu sẽ bị ảnh hưởng gì ?

Một trong những điều cần lưu ý khi không đăng kí nhãn hiệu thì chủ sở hữu của nhãn hiệu đó sẽ không được công nhận nhãn hiệu đó là của mình và không có độc quyền sử dụng nhãn hiệu đó. Cho dù chính bạn là người đầu tiên sử dụng nhãn hiệu, điều này có nghĩa là người đăng kí nhãn hiệu chưa xác lập được quyền sở hữu của mình đối với nhãn hiệu. Việc đăng kí nhãn hiệu sẽ dẫn đến việc mất hết khả năng sử dụng nhãn hiệu. Và người khác sẽ có quyền đăng kí nhãn hiệu giống sản phẩm, dịch vụ đó.

Điều cần biết khi đăng ký nhãn hiệu sản phẩm

Hướng dẫn chi tiết đăng ký nhãn hiệu

Thủ tục đăng ký nhãn hiêu:

  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (theo mẫu): 2 bản
  • Mẫu nhãn hiệu hàng hoá kèm phân nhóm danh mục hàng hóa mang nhãn hiệu
  • Giấy uỷ quyền (theo mẫu): 1 bản
  • Đơn xin hưởng quyền ưu tiên
  • Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền về dấu hiệu không được phép đăng ký nhãn hiệu có trong nhãn hiệu

Chi phí đăng ký nhãn hiệu:

Tùy từng danh mục sản phẩm/dịch vụ.

Thời gian đăng ký nhãn hiệu:

  • Thẩm định hình thức (1-2 tháng)
  • Công bố Đơn trên Công báo (2 tháng)
  • Thẩm định nội dung (9-12 tháng)
  • Cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (1-2 tháng).

Tuy nhiên, trên thực tế thời hạn này có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn tuỳ thuộc vào số lượng các đơn nộp vào Cục tại thời điểm xét nghiệm.

 

Lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm

Lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm

Tại sao phải đăng ký nhãn hiệu sản phẩm

– Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm để tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc xác định chủ sở hữu đối với nhãn hiệu, logo, các dấu hiệu nhận diện thương hiệu mà Doanh nghiệp đang kinh doanh khi có bất kỳ một sự cạnh tranh nào với các đối thủ khác.

– Ngăn chặn mọi cá nhân, tổ chức khác sao chép, cạnh tranh không lành mạnh với nhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp.

– Một nhãn hiệu sản phẩm độc quyền có vị thế và uy tín trên thị trường sẽ đem lại giá trị lớn cho doanh nghiệp, đồng thời có thể đem lại lợi nhuận lớn cho Doanh nghiệp từ việc bán quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu nhãn hiệu sản phẩm độc quyền đó.

– Tạo cho Doanh nghiệp bạn một thương hiệu độc quyền trên thị trường được bảo hộ bởi pháp luật và nhiều lợi ích khác.

– Tránh trường hợp bị “cướp” mất nhãn hiệu của mình khi bị người khác đăng ký trước.

 Xem thêm : Tư vấn đầu tư nước ngoài vào việt nam

Quy trình và thời hạn xem xét đơn đăng ký nhãn hiệu sản phẩm

Đơn đăng ký nhãn hiệu sản phẩm được xử lý tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam theo trình tự tổng quát sau:

Bước 1: Thẩm định hình thức đăng ký nhãn hiệu sản phẩm:

Là việc đánh giá tính hợp lệ của đơn theo các yêu cầu về hình thức,về đối tượng loại trừ, về quyền nộp đơn… để từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ. Thời gian thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn

Bước 2: Công bố đơn hợp lệ:

Đơn dang ky nhan hieu san pham được chấp nhận là hợp lệ được công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ. Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.

Bước 3: Thẩm định nội dung đăng ký nhãn hiệu sản phẩm:

Đơn đăng ký nhãn hiệu đã được công nhận là hợp lệ được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ. Thời hạn thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu là 9 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá hoặc ra văn bản từ chối cấp.

Sau kết quả của quá trình thẩm định nội dung, nhãn hiệu có khả năng bảo hộ sẽ được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu; nếu nhãn hiệu không có khả năng bảo hộ sẽ được Cục Sở hữu trí tuệ ra văn bản từ chối cấp có nêu rõ lý do. Người nộp đơn có 01 tháng để có ý kiến trả lời Cục Sở hữu trí tuệ về văn bản từ chối này. Nếu người nộp đơn không trả lời, hoặc trả lời không xác đáng thì đơn sẽ bị từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Nếu người nộp đơn có ý kiến xác đáng về khả năng bảo hộ của nhãn hiệu, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Hãy liên hệ để chúng tôi được tư vấn cho bạn!

CÔNG TY LUẬT HỢP DANH HCM

Địa chỉ:       15 Nguyễn Văn Thủ, P.Đa Kao, Quận 1, TP.HCM

Điện thoại:  028 3 910 0102                                   Hotline: 0916 77 1088

Website:      hcmlawfirm.vn                                  Email: info@hcmlawfirm.vn