ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU HÀNG HÓA TẠI VIỆT NAM

  1. Xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu:

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.

Như vậy, doanh nghiệp Việt Nam muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam phải thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

  1. Quyền đăng ký nhãn hiệu:
Loại

nhãn hiệu

Chủ thể có quyền đăng kí
Nhãn hiệu hàng hóa ü  Tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa đó;

 

ü  Tổ chức, cá nhân đưa hàng hóa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất và người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng kí

Nhãn hiệu dịch vụ Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ đó.
Nhãn hiệu tập thể ü  Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp đăng kí để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể;

 

ü  Đối với nhãn hiệu có dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý thì tổ chức tập thể của các tổ chức cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó;

 

ü  Đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Nhãn hiệu chứng nhận ü  Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó;

 

ü  Đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;

 

ü  Tổ chức đăng ký nhãn hiệu chứng nhận không được sử dụng chính nhãn hiệu chứng nhận đó trên hàng hóa, dịch dụ do mình cung cấp.

 

Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:

+ Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;

+ Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.

Tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa có thể đăng kí nhãn hiệu cho những hàng hóa, dịch vụ mà mình chưa cung ứng ra thị trường. Tuy nhiên, nếu không sử dụng nhãn hiệu liên tục trong vòng 5 năm thì có thể bị chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân khác.

  1. Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu (GCN)

3.1. Hồ sơ, yêu cầu đối với đơn đăng kí:

+ Tài liệu tối thiểu:

  1. 02 Tờ khai đăng ký theo mẫu số 04-NH, Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;
  2. 05 Mẫu nhãn hiệu;
  3. Chứng từ nộp phí, lệ phí.

3.2. Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể,nhãn hiệu chứng nhận:

Ngoài các tài liệu quy định tại mục 3.1 nêu trên, đơn còn bắt buộc phải có thêm các tài liệu sau đây:

  1. Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận (đối với đăng ký nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận);
  2. Bản thuyết minh về tính chất,chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);
  3. Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).

3.3. Yêu cầu đối với đơn

  1. Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ;
  2. Mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt. Đối với các tài liệu được làm bằng ngôn ngữ khác theo quy định tại điểm 7.3 và điểm 7.4 của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN thì phải được dịch ra tiếng Việt;
  3. Mọi tài liệu của đơn đều phải được trình bày theo chiều dọc (riêng hình vẽ,sơ đồ và bảng biểu có thể được trình bày theo chiều ngang) trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x 297mm), trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm, trừ các tài liệu bổ trợ mà nguồn gốc tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn;
  4. Đối với tài liệu cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào những chỗ thích hợp;
  5. Mỗi loại tài liệu nếu bao gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự trang đó bằng chữ số Ả-rập;
  6. Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ,một cách rõ ràng,sạch sẽ,không tẩy xoá,không sửa chữa; trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn có thể sửa chữa các lỗi đó,nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận (và đóng dấu, nếu có) của người nộp đơn;
  7. Thuật ngữ dùng trong đơn phải là thuật ngữ phổ thông (không dùng tiếng địa phương, từ hiếm, từ tự tạo). Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam;
  8. Đơn có thể kèm theo tài liệu bổ trợ là vật mang dữ liệu điện tử của một phần hoặc toàn bộ nội dung tài liệu đơn.
  9. Quy trình và thời hạn xem xét đơn:

Đơn đăng ký nhãn hiệu được xử lý tại Cục Sở hữu Trí tuệ theo trình tự tổng quát sau:

– Thẩm định hình thức:

Là việc đánh giá tính hợp lệ của đơn theo các yêu cầu về hình thức,về đối tượng loại trừ, về quyền nộp đơn… để từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ.

Thời gian thẩm định hình thức là 01 tháng kể từ ngày nộp đơn

–  Công bố đơn hợp lệ:

Đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận là hợp lệ được công bố trên Công báo SHCN trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ. Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.

– Thẩm định nội dung:

Đơn đăng ký nhãn hiệu đã được công nhận là hợp lệ được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ.

Thời hạn thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu là 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.

– Sau quá trình thẩm định trên, nếu nhãn hiệu đáp ứng các điều kiện bảo hộ và chủ thể đăng ký nhãn hiệu nộp lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thì Cục sở hữu trí tuệ quyết định cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.

– Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.

Tin tức: Bạn biết gì về tư vấn đầu tư? | hcmlawfirm.vn

  1. Phí, lệ phí

Để đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, người nộp đơn phải nộp các khoản phí và lệ phí quy định (tại Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04/02/2009 của Bộ Tài chính), bao gồm các khoản sau:

 

Stt Các khoản phí, lệ phí Lệ phí (đồng)
1. Lệ phí nộp đơn (cho mỗi nhóm đến 6 sản phẩm, dịch vụ)
– Nếu tài liệu đơn dạng giấy 180.000
– Nếu đơn kèm tài liệu điện tử mang toàn bộ nội dung tài liệu đơn 150.000
– Nếu đơn nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi 30.000
2. Lệ phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (mỗi đơn/yêu cầu) 600.000
3.

 

Phí thẩm định nội dung (cho mỗi nhóm đến 6 sản phẩm, dịch vụ) 300.000
– Nếu đơn nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi 60.000
4. Phí tra cứu thông tin (cho mỗi nhóm đến 6 sản phẩm, dịch vụ) 60.000
– Nếu đơn nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi 24.000
5. Lệ phí đăng bạ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu 120.000
6. Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu 120.000
7. Lệ phí công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu 120.000
8. Lệ phí gia hạn hiệu lực (cho mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ) 540.000

trang chủ : http://hcmlawfirm.vn/

 HCM LAW FIRM

All rights reserved.