NHỮNG TRƯỜNG HỢP ĐĂNG KÍ NHÃN HIỆU KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG PHÂN BIỆT

(Kỳ 2)

HCM Law Firm tiếp tục gửi đến Quý bạn đọc kỳ 2 của loạt bài viết về khả năng phân biệt nhãn hiệu từ những chuyên gia hàng đầu của chúng tôi. Trong phạm vi bài viết này, HCM Law Firm tiếp tục làm rõ những quy định pháp luật liên quan và đưa ra các ví dụ trong 13 trường hợp nhãn hiệu được coi là không có khả năng phân biệt.

(4) Nhãn hiệu là dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh

Các dấu hiệu đó là: công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, tập đoàn, quỹ tín dụng, bệnh viện, ngân hàng,…(hình thức pháp lý); xây dựng, đầu tư, bảo hiểm, luật, tư vấn, thương mại, bất động sản, vận tải,… (lĩnh vực kinh doanh). Các dấu hiệu kể trên không thể đăng ký bảo hộ như một nhãn hiệu.

21Đây là một số nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ. Tuy nhiên, đây là các nhãn hiệu chỉ được bảo hộ tổng thể, các dấu hiệu chỉ hình thức pháp lý (Công ty cổ phần, Joint-stock Company) và lĩnh vực kinh doanh (bảo hiểm, Insurance) không được bảo hộ. Mọi tổ chức, cá nhân khác đều có quyền sử dụng các dấu hiệu đó để sử dụng trên sản phẩm, dịch vụ của mình.

(5) Nhãn hiệu là dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đăng kí nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Luật SHTT.

Như đã được đề cập ở kỳ 1, nhãn hiệu không thể được bảo hộ nếu chỉ là dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa/dịch vụ. Tuy nhiên, vấn đề cần lưu ý ở đây là các trường hợp được loại trừ trong quy định trên. Đó là:

– Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu.

– Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận.

aa Các nhãn hiệu tập thể có nguồn gốc địa lý được bảo hộ tại Việt Nam.

aaaa

Các nhãn hiệu chứng nhận có nguồn gốc địa lý được bảo hộ tại Việt Nam.

Đây là các trường hợp dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý được đăng ký với dạng nhãn hiệu. Ngoài ra, dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý còn được bảo hộ dưới dạng chỉ dẫn địa lý. Một số các chỉ dẫn địa lý được bảo hộ ở Việt Nam như: Nước mắm Phú Quốc, Chè Shan tuyết Mộc Châu, Cà phê Buôn Mê Thuột, Bưởi Đoan Hùng, Thanh long Bình Thuận, Xoài cát Hòa Lộc, Nón lá Huế, Mật ong bạc hà Mèo Vạc,… Trong đó, chỉ dẫn địa lý có nhiều điểm khác biệt cơ bản với nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận có dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý như:

– Chủ sở hữu: chủ sở hữu của nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận là cơ quan, tổ chức; còn chủ sở hữu của chỉ dẫn địa lý là Nhà nước.

– Thời hạn bảo hộ: thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu là 10 năm, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp; còn chỉ dẫn địa lý được bảo hộ vô thời hạn cho đến khi các yếu tố tạo nên danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý không còn tồn tại.

(6) Nhãn hiệu hàng hóa là dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

Ở trường hợp này, đây là một quy định khá rườm rà và có thể gây khó khăn trong quá trình diễn giải nội dung để áp dụng trong quá trình đăng ký nhãn hiệu. HCM Law Firm sẽ giải thích từng thuật ngữ có liên quan trong phạm vi điều luật này để bạn đọc có thể nắm rõ.

Thứ nhất, nhãn hiệu liên kết là gì? Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau. Ví dụ:

z

Đây là các nhãn hiệu có chung dấu hiệu “Honda” của Honda Motor Co., Ltd. Các nhãn hiệu này có thể xem là nhãn hiệu liên kết vì có dấu hiệu trùng là “HONDA” và đăng ký cho các hàng hóa tương tự nhau. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam, hệ thống pháp lý cho nhãn hiệu liên kết vẫn chưa được hoàn thiện, chưa có quy định hướng dẫn nào về việc xác định và đăng ký nhãn hiệu liên kết. Thực tế, các nhãn hiệu tương tự như trên vẫn có thể được đăng ký với điều kiện là do cùng một chủ sở hữu đăng ký.

tin tức : Những trường hợp nhãn hiệu không có khả năng phân biệt (Kỳ 1)

Thứ hai, nhãn hiệu có dấu hiệu trùng hoặc tương tự là gì? Nhãn hiệu có dấu hiệu trùng hoặc tương tự tức là nhãn hiệu có một hoặc nhiều yếu tố có thể gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu khác, khiến cho người sử dụng sản phầm/dịch vụ mang nhãn hiệu đó có thể nhầm lẫn với sản phẩm/dịch vụ của một chủ thể khác. Để đánh giá dấu hiệu của một nhãn hiệu có trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu khác (sau đây gọi là nhãn hiệu đối chứng) hay không, cần phải so sánh về cấu trúc, nội dung, cách phát âm (đối với dấu hiệu chữ), ý nghĩa và hình thức thể hiện của dấu hiệu (đối với cả dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình). Đồng thời, phải tiến hành so sánh hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu được đem ra so sánh. Nhiều trường hợp, các nhãn hiệu gồm các dấu hiệu hoàn toàn trùng nhau nhưng khác nhau về các hàng hóa/dịch vụ vẫn được cấp văn bằng bảo hộ. Ví dụ như: GCN số 71633 bảo hộ nhãn hiệu “HỒNG PHƯỚC, hình” cho sản phẩm “bột năng” và GCN số 40295 bảo hộ nhãn hiệu “HỒNG PHƯỚC” cho sản phẩm “kẹo dừa” cùng thuộc nhóm 30; GCN số 96014 bảo hộ nhãn hiệu “LILAC”  cho các sản phẩm vệ sinh và GCN số 78506 bảo hộ nhãn hiệu “LILAC” cho dược phẩm cùng thuộc nhóm 5.

Như vậy, theo nội dung quy định về điều kiện bảo hộ trên, có thể hiểu nhãn hiệu bị xem xét về tính tương tự không phải do cùng một chủ sở hữu đăng ký. Việc xem xét tính tương tự của nhãn hiệu không chỉ dựa vào tính tương tự ở hình thức thể hiện nhãn hiệu mà còn phụ thuộc vào các nhóm hàng hóa/dịch vụ của các nhãn hiệu đối chứng. Đồng thời, chỉ xem xét tính tương tự của nhãn hiệu đăng ký mới với các nhãn hiệu đối chứng có ngày nộp đơn/ngày ưu tiên sớm hơn ngày nộp đơn của nhãn hiệu đăng ký mới.

(7) Nhãn hiệu gồm dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên

Trường hợp này cũng tương tự như được phân tích ở mục (6). Tuy nhiên, nhãn hiệu được so sánh ở mục (6) là nhãn hiệu đã được đăng ký ở Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam. Còn trong trường hợp này, nhãn hiệu đối chứng chưa được đăng ký mà được một chủ thể khác sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ của mình và được thừa nhận rộng rãi bởi người tiêu dùng.

wb : http://hcmlawfirm.vn/

(Còn tiếp)

HCM Law Firm

All rights reserved.