Đây là những đồ dùng văn phòng quá quen thuộc với cuộc sống hằng ngày. Bạn không thể ngờ đó là những sản phẩm được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ từ thế kỷ 19 và thế kỷ 20.

Cái dập ghim được đăng ký quyền sở hữu trí tuệ từ năm 1877

Cái dập ghim được cấp bằng độc quyền sáng chế năm 1877 cho Henry R. Heyl. Sáng chế khi đăng ký tại Cơ quan Sở hữu trí tuệ được ông gọi tên là: improvement in devices for inserting metallic staples. Tạm dịch là: Cải tiến thiết bị chèn/dập ghim bằng kim loại. Đến nay, cái dập ghim hiện đại đã được cải tiến hơn rất nhiều nhưng vẫn nhận ra được một số dấu hiệu kỹ thuật cơ bản của phiên bản đầu tiên.

Kết quả hình ảnh cho stapler

Cái kẹp giấy được đăng ký quyền sở hữu trí tuệ năm 1896

Cái kẹp giấy được đăng ký độc quyền sáng chế năm 1896 bởi Warren W. Cole. Số văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ: No. 581,901 và được cấp Bằng bảo hộ độc quyền sở hữu trí tuệ ngày 04/5/1897.

Cái kẹp giấy trở thành một sản phẩm vô cùng được ưa chuộng thời bấy giờ và cho đến ngày nay. Cái kẹp giấy (Paper Clip) còn được đặt tên cho một chiến dịch nổi tiếng của Mỹ trong chiến tranh thế giới lần thứ hai. Bạn có thể đọc tại: Chiến dịch cái kẹp giấy

Bút bi được đăng ký quyền sở hữu trí tuệ năm 1943

Laszlo Jozsef Biro đã nộp đơn đăng ký Bằng độc quyền sáng chế cho sản phẩm bút bi vào năm 1943. Ông đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với tên gọi “writing instrument” (Thiết bị để viết).

Bằng sáng chế đầu tiên cho một cây bút bi được công nhận vào ngày 30 tháng 10 năm 1888 với tác giả là John J. Loud, người đã tạo ra một công cụ viết có thể viết “trên bề mặt thô, chẳng hạn như gỗ, giấy gói thô và các sản phẩm khác” mà những chiếc bút thông thường không thể làm được. Mặc dù nó có thể được sử dụng để đánh dấu trên các bề mặt thô như da, nhưng nó là quá thô để có thể viết chữ. Do không được thương mại hóa, tiềm năng bút của Loud đã không được khai thác và bằng sáng chế cuối cùng đã hết thời hạn bảo hộ sáng chế.

Sau đó, vào những năm 30-40 của thế kỷ 20, Ông Laszlo Jozsef Biro đã nghiên cứu và cho ra đời một thiết kế bút bi mới, cải tiến rất nhiều so với thiết kế đầu tiên. Đến những năm 40,Milton Reynolds vượt qua Bằng sáng chế bút của Biro với hàng loạt cải tiến về thiết kế để có được Bằng Sáng chế cho riêng ông tại Mỹ. Cuối năm 1945, công ty  của Reynolds chiếm lĩnh thị trường Hoa Kỳ trước nhiều công ty cạnh tranh khác.

Keo dán giấy note đăng ký quyền sở hữu trí tuệ năm 1970

Loại keo sử dụng để tạo kết dính cho giấy ghi chú (hay thường được gọi là giấy note) được đăng ký sáng chế năm 1970. Chủ đơn đăng ký quyền sở hữu trí tuệ là Spencer Ferguson Silver. Loại keo này được ông gọi tên là: “acrylate copolymer microspheres”.

Một lưu ý là đa số dân văn phòng chúng ta vẫn có thói quen xé giấy note hoàn toàn sai. Bởi, thông thường khi xé từ dưới lên sẽ làm phần giấy có keo bị cong vênh. Nhiều người cảm thấy khá khó chịu khi phải vuốt, bẻ thẳng trước khi dán. Và khi đã dán rồi cũng rất mất thẩm mĩ.

Phương pháp xé giấy note đúng là nên xé từ bên trái hoặc bên phải của bề mặt giấy có keo. Cách này sẽ hạn chế cong vênh rất hiệu quả.

Máy tính bỏ túi đăng ký quyền sở hữu trí tuệ năm 1972

Máy tính bỏ túi được đăng ký sở hữu trí tuệ năm 1972 bởi Jack S. Kilby, Jerry D. Merryman và James H. Van Tassel. Chiếc máy tính được hai người đăng ký với tên gọi “miniature electronic calculator”. Tạm dịch là: “Máy tính điện thu nhỏ”.

Công cụ tính toán số học đầu tiên được biết đến là chiếc bàn tính (Abucus) được sử dụng bởi những người Sumer, người và người Ai Cập vào 2000 năm trước công nguyên. Sau đó, máy tính phát triển qua nhiều giai đoạn: từ bàn tính bằng gỗ đến máy tính cơ học của Blaise Pascal (Thế kỷ 17). Theo sau Pascal là máy tính cơ học của Leibniz được sử dụng rộng rãi cho đến khi máy tính điện tử ra đời. Từ chiếc máy tính CS-10A của Sharp nặng 25 kg, qua bao nỗ lực đến ELK 6521 giảm xuống chỉ còn 8 kg. Chiếc máy tính LE-120A “HANDY” của Busicom đã có thể bỏ túi. Đến nay, chúng ta đã có chiếc máy tính bỏ túi chỉ chiếm một ngăn nhỏ trong chiếc cặp của học sinh.

Bài viết tham khảo và sử dụng hình ảnh từ trang web của Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới http://www.wipo.int

– Hết –

Đọc thêm bài viết về: Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa của HCM Law Firm

Hãy liên hệ để chúng tôi được tư vấn cho bạn

CÔNG TY LUẬT HỢP DANH HCM

Địa chỉ:       15 Nguyễn Văn Thủ, phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM

Điện thoại:  028 3 910 0102                        Hotline: 0916 77 1088

Website:      hcmlawfirm.vn                         Email:    info@hcmlawfirm.vn