Khái quát về mối liên hệ giữa nhãn hiệu và âm nhạc

Một quyền sở hữu trí tuệ đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong thế giới âm nhạc là nhãn hiệu. Về mặt pháp lý, nhãn hiệu là một dấu hiệu phân biệt hàng hoá và dịch vụ được sản xuất và cung cấp bởi một cá nhân/tổ chức này với hàng hoá và dịch vụ của một cá nhân/tổ chức khác.

Trong thế giới âm nhạc, tên của ban nhạc có thể được xem là nhãn hiệu của nó, và như vậy, có thể được pháp luật bảo vệ bằng các quyền sở hữu trí tuệ nhất định. Trên thế giới, đã có nhiều ban nhạc lấy tên của họ để đăng ký nhãn hiệu như là: The Grateful Dead, Aerosmith, REM,… Nhiều ban nhạc/ca sĩ cũng đăng ký nhãn hiệu liên quan đến album, áo phông hoặc bất kỳ hàng hóa nào khác mà họ sản xuất/cung ứng ra thị trường.

Kết quả hình ảnh cho Aerosmith

Hình ảnh của ban nhạc Aerosmith đang biểu diễn

Khi đăng ký một nhãn hiệu, ban nhạc/ca sĩ có được quyền độc quyền sử dụng tên gọi đó trong lĩnh vực dịch vụ giải trí và giành được quyền kiểm soát pháp lý lớn hơn. Việc có được một nhãn hiệu có thể giúp bảo đảm nguồn thu nhập bổ sung qua các giao dịch mua bán và cấp phép. Đồng thời, hạn chế các tranh chấp, rủi ro phát sinh liên quan đến tên gọi của mình.

Đăng ký tên của một ban nhạc/ca sĩ như một nhãn hiệu là một bước đầu tiên quan trọng có thể giúp tránh trường hợp tên gọi đó trùng với một ban nhạc/ca sĩ khác hoạt động dưới cùng một tên, ở một nơi khác. Hoặc trùng với tên gọi các loại hàng hóa/dịch vụ liên quan.

Giá trị của nhãn hiệu trong lĩnh vực âm nhạc

Cũng giống như trong các lĩnh vực thương mại khác, tên gọi của một ban nhạc/ca sĩ là một tài sản vô cùng quý giá bao gồm danh tiếng, sự yêu thích và ảnh hưởng xã hội mà nó được xây dựng theo thời gian. Đăng ký nhãn cũng đóng một vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực giải trí. Nó thúc đẩy việc tập trung phát triển các công cụ, hệ thống âm thanh và các công nghệ khác để nâng cao giá trị tác phẩm và sản phẩm đến với khán giả và người tiêu dùng.

Các bài hát thường không được bảo hộ dưới dạng một nhãn hiệu. Nhưng sẽ được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả cho bài hát. Đối với tiết mục biểu diễn của ban nhạc/ca sĩ sẽ được bảo hộ dưới dạng quyền liên quan.

Nhãn hiệu thương mại và âm nhạc: Mối quan hệ cộng sinh

Âm nhạc và nhãn hiệu thương mại có quan hệ cộng sinh lâu đời. Các nhà tiếp thị doanh nghiệp từ lâu đã nhận ra sức mạnh của âm nhạc để thu hút khách hàng và tạo ra một mối liên hệ cảm xúc với họ. Với nhu cầu mở rộng khách hàng, doanh nghiệp thường xuyên sử dụng các hình thức quảng bá sản phẩm sử dụng âm nhạc.

Mặt khác, đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực giải trí, họ lại dựa vào các nghệ sĩ đang nổi lên để quảng bá các sản phẩm âm nhạc của họ. Do đó, các nghệ sĩ đã đăng ký nhãn hiệu có nhiều cơ hội để tận dụng lợi thế thương mại của mình.

Một nghiên cứu gần đây của The Future of Music Coalition chỉ ra rằng “bán hàng hóa là nguồn thu nhập phổ biến nhất liên quan đến nhãn hiệu của một nghệ sĩ”. Hơn nữa, các nghệ sĩ có mức độ nổi tiếng cao càng có khả năng để thúc đẩy nhãn hiệu của họ để khai thác thương mại. Nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu với các sản phẩm tiêu dùng không chỉ tạo ra doanh thu cho nghệ sĩ mà cũng là một cách hiệu quả cho nghệ sĩ mở rộng khán giả của họ.

Bài viết tham khảo và dịch từ trang web của Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới

– Hết –

Đọc thêm bài viết về: Thủ tục đăng ký cấp Giấy phép lao động của HCM Law Firm

Hãy liên hệ để chúng tôi được tư vấn cho bạn

CÔNG TY LUẬT HỢP DANH HCM

Địa chỉ:       15 Nguyễn Văn Thủ, phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM

Điện thoại:  028 3 910 0102                        Hotline: 0916 77 1088

Website:      hcmlawfirm.vn                         Email:    info@hcmlawfirm.vn